Ứng dụng của lưới giàn leo trong nông nghiệp

Lưới giàn leo là gì?

Lưới giàn leo không còn xa lạ với những người nông dân hiện nay. Sản phẩm được làm từ nguyên liệu là dây có thể là dây thừng, dây dù loại nhỏ hoặc là sợi cước. Ứng dụng với các cây dây leo như bầu,bí, khổ qua, mướp…  Đây những loại cây khi trồng cần phải dựng giàn cho cây phát triển tua nhánh,vì là cây dây leo thân cây mềm yếu nên cần chỗ bám để cố định,nâng đỡ giúp cây leo không bị nghiêng đổ. Ngoài ra lưới giàn leo cũng được sử dụng nhiều bởi tính năng tiện lợi,nhanh chóng, đỡ tốn công thì lưới giàn leo là lựa chọn tối ưu cho bạn.

Công dụng:

  • Sử dụng lưới giàn leo vừa tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, thuận tiện, nhanh chóng, tăng năng suất cây trồng, thời gian sử dụng được 2-3 vụ.
  • Lưới giàn leo giúp định hướng cho các cây thân leo phát triển: su su, bầu bí, mướp, thiên lý, các loại cây dây leo có hoa mai hoàng yến, kim ngân, hồng anh, hoàng thảo…
  • Lưới giàn leo giống như một chiếc khung nâng đỡ, giúp cây dây leo không bị nghiêng đổ trong quá trình phát triển.
  • Lưới giàn leo được giăng ở nhiều vị trí cây leo từ rộng lớn đến nhỏ hẹp: vườn, ruộng, gần cửa sổ, tường rào…

Lưới  giàn leo là một sản phẩm mới đang được nhiều đơn vị áp dụng vào kỹ thuật sản xuất. Sản phẩm này chuyên dùng thay thế cho tre truyền thống.

Thông số kỹ thuật của lưới giàn leo:

KÍCH THƯỚC Ô LƯỚI (mm) SỐ MẮT LƯỚI NGANG (H) ĐƯỜNG KÍNH SỢI LƯỚI (mm) KHỔ DÀI LƯỚI (m) KHỔ RỘNG LƯỚI (m) MÀU SẮC CHẤT LIỆU
150×150 7 0.9 100 1.5 Trắng Polyethylene
180×180 7 0.9 100 2 Trắng Polyethylene
200×200 8 0.9 100 2.5 Trắng Polyethylene
200×200 10 0.9 100 3 Trắng Polyethylene
400×400 9 0.9 100 4 Trắng Polyethylene

Cách sử dụng lưới giàn leo:

Việc vận dụng giàn dây leo này như thế nào thì dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau như loại cây trồng mà bạn sử dụng, diện tích đất. Tùy thuộc vào loại cây trồng, tập quán trồng cây, mắt lưới to hay nhỏ mà chúng ta có kiểu giăng giàn khác nhau: kiểu giăng giàn đứng (chữ L), giăng giàn chữ A, giăng phủ nóc(chữ U). Chỉ cần có khung chắc chắn, ta giăng lưới lên trên là được. Khung có nhiều chất liệu tre, nứa, các loại gỗ, sắt,…. Liên kết khung sườn bằng các dây chằng, dây kẽm… khung nên cách mặt liếp từ 15-20 cm.

Cách 1: Kiểu giăng giàn đứng ( chữ L)

B1: Tháo dây buộc lưới, luồn dây vào lỗ biên lưới ở cả hai biên.
B2: Đưa lưới lên giàn sao cho dây luồn biên áp sát dây chằng trên, dưới, kéo căng tương đối rồi buộc cố định vào khung.
B3: kéo trải lưới ra bằng dây dấu mép lưới.
B4: Kéo căng dây luồn biên trên và dưới, buộc cố định vào khung giàn; dây chằng liên kết giàn ( các mối cột cách nhau khoảng 0,5m). Buộc cố định các mép lưới vào khung sườn của giàn.

Cách 2: Kiểu giăng giàn chữ A – áp dụng cho lưới trùm

B1: Tháo dây buộc lưới, luồn dây vào lỗ biên lưới ở cả hai bên.
Vắt lưới lên xà ngang khung sườn giàn sao cho lưới ở 2 bên đều nhau

B2: kéo căng tương đối rồi buộc dây biên vào khung sườn giàn.
B3: Kéo trải căng lưới ra giống như phơi chăn màn bằng dây làm dấu mép lưới.

B4: Buộc dây luồn biên cố định vào giàn ở cả 2 bên, buộc lưới vào xà ngang khung sườn, mỗi nốt buộc cách nhau 0,5m. Buộc mép lưới đứng vào khung sườn giàn làm sao cho lưới phải căng.

Cách 3. Kiểu giăng giàn phủ nóc

B1: Các mặt đứng gắn lưới giống kiểu giàn chữ I.
B2: Mặt lưới phía trên kéo trải và buộc vào các khung như kiểu bạt che nắng.


Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯỚI ĐƯỢC MÙA

Địa chỉ: 18 BT2  Đường Trần Thủ Độ – Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội

Hotline: 032 936 0534

Email: tuoiduocmua@gmail.com

Website: nhogiot.vn

Fanpage: Tưới Được Mùa